Thiết kế xây dựng lồng nuôi và mật độ thả tôm Hùm giống


Kiểu lồng hở (bè):

Là loại lồng được cố định bỡi các cọc gỗ găm xuống đất.
Kích thước lồng nuôi phù hợp là: (3 x 3 x2) m; (3 x 2 x2) m, chiều cao cọc lồng phụ thuộc vào độ sâu tại nơi đặt lồng, tốt nhất nên đặt tại nơi có độ sâu 1,5 2 m (lúc thủy triều thấp nhất),

Kiểu lồng kín: (lồng di động):

Loại lồng này thích hợp ở vùng nhiều sóng gió, vùng có sóng gió theo mùa. Kiểu lồng này được áp dụng phổ biến trong việc ương nâng cấp tôm hùm giống hiện nay (vùng rạn Ðông-Tây Giang, Mỹ Tân thích hợp cho việc sử dụng loại lồng này).
Kích thước lồng thường nhỏ hơn lồng hở để thuận tiện cho việc di chuyển. Kích thước lồng thường được sử dụng trong ương nuôi là: (0,7x0,8x1,2)m; (1x1x1,2)m; (1,5x1,5x1,2)m; (2 x2x1,2m);
Ðối với việc ương nuôi theo qui mô nhỏ, giai đoạn đầu (1 2 tháng đầu) có thể sử dụng lồng có kích thước nhỏ hơn (từ 0,5 1,0 m2) sau đó san ra lồng nuôi có kích thước lớn hơn.
Dù là kiểu lồng kín hay lồng hở (bè) ta đều phải đặt lồng cách đáy ít nhất là 0,5m.


Mật độ thả


Mật độ ương nuôi tôm hùm tuỳ thuộc vào kích cỡ của tôm giống:
- Cỡ giống “tôm trắng”: 30 - 40 con/m2 lồng
- Cỡ giống 1,5 - 4,0 g/con: thả 25 - 30 con/m2 lồng
- Cỡ giống 4 - 10 g/con: 15 - 20 con/m2 lồng
- Cỡ giống 10 - 50 g/con: 10 - 15 con/m2 lồng
- Cỡ giống 50 - 200 g/con: 7 - 10 con/m2 lồng
- Cỡ giống hơn 200 g/con trở lên: 3 - 5 con/m2 lồng

Thức ăn cho tôm

Thức ăn chủ yếu là thức ăn tươi sống bao gồm các loại động vật giáp xác (tôm, cua, ghẹ...), động vật thân mềm (sò lông, sò đá, ốc bươu vàng...), các loài cá tạp (cá sơn, cá liệt, cá mối, cá chuồn...). Trong đó, thức ăn là giáp xác đóng vai trò quyết định trong thành phần dinh dưỡng của tôm hùm nuôi vì loại thức ăn này có hàm lượng axit béo không no phức hợp và axit béo không no cao phân tử (chiếm 6,1%) cao vượt trội hơn so với thức ăn là cá và thân mềm. Tuy nhiên, nếu kết hợp ba loại thức ăn tươi là cá, giáp xác và thân mềm theo một tỷ lệ nhất định ở từng thời kỳ phát triển của tôm nuôi là một giải pháp tối ưu về giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế trong tôm hùm nuôi lồng.

Công thức cho ăn: 1 phần giáp xác (tôm, cua nhỏ...) + 1 phần thân mềm (hầu, sò...) + 2 phần cá (cá liệt, cá sơn...) tôm hùm giống sẽ có tốc độ sinh trưởng nhanh, hệ số thức ăn thấp (FCR = 14). Đây là thức ăn kết hợp có hiệu quả cao nhất và tiết kiệm được chi phí thức ăn so với việc sử dụng các loại thức ăn khác.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Blogger news

Blogroll

About